Website là gì?
- Trang chủ
- Cẩm nang lập trình
1. Khái niệm
Website còn gọi là trang web hoặc trang mạng, và nội dung liên quan được xác định bằng một tên miền chung và được xuất bản trên ít nhất một máy chủ web. Các ví dụ đáng chú ý là các website wikipedia.org, google.com và amazon.com. Tất cả các trang web có thể truy cập công khai đều tạo thành World Wide Web. Cũng có những trang web riêng tư chỉ có thể được truy cập trên mạng riêng, chẳng hạn như trang web nội bộ của công ty dành cho nhân viên của công ty.
Các trang web thường dành riêng cho một chủ đề hoặc mục đích cụ thể, chẳng hạn như tin tức, giáo dục, thương mại, giải trí hoặc mạng xã hội. Siêu liên kết giữa các trang web hướng dẫn điều hướng của trang web, thường bắt đầu với trang chủ.
Người dùng có thể truy cập các trang web trên nhiều loại thiết bị, bao gồm máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh. Ứng dụng được sử dụng trên các thiết bị này được gọi là trình duyệt web.
2. Phân loại Website
a. Website tĩnh (cố định):
Web tĩnh là những trang web cơ bản. Chúng không thường xuyên thay đổi nội dung của mình và không được người dùng cập nhật. Với dạng web này để thay đổi nội dung trên trang web người sở hữu phải truy cập trực tiếp vào các mã lệnh để thay đổi thông tin và cần phải biết lập trình phức tạp. Hầu hết, các trang web loại này được tạo ra cho mục tiêu thông tin hơn là tương tác.
b. Website động:
Là những trang web có nội dung được cập nhật thường xuyên. Với website động khi xây dựng sẽ bao gồm 2 phần. Một phần hiển thị trên trình duyệt mà khi truy cập internet ta thường thấy và một phần ngầm bên dưới dùng để điều khiển nội dung của trang web, phần nội dung phía sau là phần quản trị và thường thì chỉ những người quản trị website mới có thể có quyền truy cập vào. Tính tương tác của website động cao hơn website tĩnh. Đa số các website hiện đại ngày nay đều là website động.
So sánh ưu và nhược điểm của website tĩnh và động
|
Website tĩnh |
Website động |
Ưu điểm |
Thiết kế đồ hoạ đẹp: Trang Web tĩnh thường được trình bày ấn tượng và cuốn hút hơn trang web động về phần mỹ thuật đồ hoạ vì chúng ta có thể hoàn toàn tự do trình bày các ý tưởng về đồ hoạ và mỹ thuật trên toàn diện tích từng trang web tĩnh. |
- Dễ dàng quản lý web: Chính vì website động được truy cập dữ liệu và có khả năng xử lý các thông tin nên quản trị viên dễ dàng cập nhật các nội dung làm mới website một cách thường xuyên hơn. - Tương tác cao: Website động được thiết kế hiện đại hơn cũng chính vì tính năng tương tác nhanh chóng giữa chủ website với người dùng ( người truy cập web). Từ đó hai bên sẽ dễ dàng trao đổi thông tin để đạt được hiệu quả nhanh chóng mà cả hai đều mong muốn. - Tiềm năng phát triển web lớn: Nhờ vào tính tương tác cao vượt trội so với web tĩnh nên nhiều doanh nghiệp thiết kế web động sẽ đầu tư với quy mô lớn nhằm mục đích quảng bá, cung cấp sản phẩm dịch vụ một cách chuyên nghiệp hơn. - Nâng cấp thường xuyên và nhanh chóng: Website động sẽ có nhiều tính năng linh hoạt hơn website tĩnh nên nó dễ dàng được nâng cấp và bảo trì sao cho trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website luôn thú vị và cuốn hút họ ở lại web lâu hơn. |
Nhược điểm |
- Khó khăn trong việc thay đổi và cập nhật thông tin: Muốn thay đổi và cập nhật nội dung thông tin của trang website tĩnh Bạn cần phải biết về ngôn ngữ html, sử dụng được các chương trình thiết kế đồ hoạ và thiết kế web cũng như các chương trình cập nhật file lên server. |
- Tạo một website động cần có hệ thống quản lý (CMS hoặc hệ thống quản lý web). Ngoài kiến thức HTML cơ bản, việc thiết lập hệ thống cũng yêu cầu các ngôn ngữ lập trình khác chẳng hạn như PHP hoặc Perl. Máy chủ để lưu trữ hệ thống phải có cơ sở dữ liệu. Tùy thuộc vào quy mô của website, các website động cũng cần nhiều tài nguyên, dữ liệu lưu trữ trên máy chủ hơn các website tĩnh |
3. Cách một Website hoạt động
- Về hoạt động của Website:
Một Website sẽ gồm nhiều webpage (trang con) là tập hợp các tập tin dạng HTML hoặc XHTML được lưu trữ trên máy chủ (web server).
Nói chung, Web là một bộ sưu tập khổng lồ gồm các tài liệu kỹ thuật số, Website, webpage, media,… Người dùng có thể truy cập vào web thông qua các trình duyệt như Google Chrome, Microsoft Edge, Mozilla Firefox, Safari,… Thật ra web chỉ là một trong nhiều cách chia sẻ thông tin trên Internet. Ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng email hay giao thức FTP.
- Website hoạt động được trên môi trường Internet cần có những phần sau:
Source Code Website (mã nguồn Website): Đây là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết dựa trên các ngôn ngữ lập trình và được kết nối thành giao diện người dùng trên Website.
Web hosting (Lưu trữ web): Là máy chủ dùng để lưu trữ mã nguồn và các thành phần khác trên Website của bạn.
Domain (Tên miền): Tên miền là địa chỉ trang web hoạt động trên Internet để người dùng truy cập vào Website của bạn dễ dàng.